THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA VIỆT NAM

Những năm gần đây, ngành thiết kế đồ họa đang có những triển vọng và được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, một vấn đề không chỉ riêng ngành thiết kế đồ họa mà còn là đối với thị trường việc làm chung của cả nước chính là nhân sự. Những ứng viên sau khi ra trường vẫn chưa đủ đáp ứng cho các doanh nghiệp về chất lượng cũng như kỹ năng làm việc. Chính vì vậy trong ngành đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa những người tìm việc làm với nhau và các nhà tuyển dụng.

 Thiết kế đồ họa thể hiện sự sáng tạo

Lĩnh vực quảng cáo hình ảnh cũng như thương hiệu cho các sản phẩm trên thị trường ngày càng gia tăng. Các việc làm về thiết kế bao bì, nhãn mác, bìa sách, pano, quảng cáo,…rất cần đến các nhà thiết kế đồ họa có kỹ năng và sự sáng tạo đột phá để tạo ra những sản phẩm có chất lượng và thu hút nhiều khách hàng hơn.

Các nhà thiết kế đồ họa phải thể hiện sự sáng tạo để có thể tạo ra những mẫu mã phù hợp với xu thế thị trường. Sau khi hoàn thành những mẫu phác thảo chung, các nhà thiết kế có thể chọn lựa cho mình một mẫu xuất sắc và cảm thấy hài lòng nhất. Công việc lựa chọn mẫu mã mất khá nhiều thời gian nên đòi hỏi nhà thiết kế phải có tính kiên nhẫn, kiên trì trong công việc.

Với nhiều bạn trẻ đam mê thiết kế và đang tìm việc làm trong ngành thiết kế, điều quan trọng là phải được đào tạo bài bản chứ không chỉ là biết cách sử dụng các phần mềm như Photoshop hay Illustrator là đủ. Để tìm được việc làm tốt trong tương lai, các ứng viên phải có nền tảng kiến thức tốt, có hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực mà mình muốn theo đuổi.

Bên cạnh đó, một nhà thiết kế đồ họa cũng cần trau dồi nhiều kiến thức trong lĩnh vực như marketing, quản lý sự kiện, truyền thông để có thể hiểu biết tâm lý của khách hàng và doanh nghiệp, từ đó cho ra đời những ý tưởng đột phá và ý nghĩa hơn.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy sinh viên tốt nghiệp ngành thiết kế đồ họa ít hội tụ những kỹ năng như trên. Ở các trường hay học viện mỹ thuật, thiết kế, sinh viên được đào tạo bài bản và chuyên sâu hơn so với các trường dân lập. Nhưng vì nhu cầu việc làm cũng như áp lực của những ứng viên tìm việc làm trong và ngoài nước, các sinh viên cần phải nhanh chóng chuẩn bị một nền tảng kiến thức và kinh nghiệm thật tốt để có thể tìm việc làm thuận lợi hơn trong tương lai.

Những gì các sinh viên được đào tạo trên giảng đường khá chung chung, chỉ xem trọng lý thuyết mà ít chú trọng về phần thực hành và kinh nghiệm thực tế. Chính vì vậy, khi bước vào môi trường việc làm chính thức, các nhà thiết kế trẻ thường không tạo ra các ý tưởng thu hút khách hàng. Các nhà tuyển dụng cũng không hài lòng với chất lượng đào tạo nhận sự để đáp ứng cho thị trường việc làm.

Thị trường việc làm gặp nhiều khó khăn

Theo đánh giá từ các chuyên gia, với nền kinh tế hiện nay sẽ tạo nhiều cơ hội tốt cho những ai đang tìm việc làm ngành thiết kế đồ họa vì nhu cầu tuyển dụng đang tăng nhanh. Tuy nhiên, số lượng ứng viên đủ chỉ tiêu tuyển dụng từ các doanh nghiệp vẫn khá ít ỏi.

Ngành thiết kế đồ họa từ trước đến nay vẫn không có quá nhiều sinh viên theo học. Ở các trường đào tạo chuyên sâu về thiết kế và mỹ thuật cũng cho ra đời khoảng 500 sinh viên mỗi năm. Trong số đó cũng có nhiều người chọn cho mình hướng đi riêng như đi du học, tự mở công ty hoặc chuyển hướng sang ngành nghề khác.

Trong những năm tới, ngành thiết kế đồ họa sẽ dư tới hơn 10.000 việc làm với các lĩnh vực có liên quan. Điều này tạo ra sức ép lớn đối với nguồn nhân lực và quá trình tuyển dụng của các doanh nghiệp. Nếu chúng ta không có sự đổi mới về đào tạo, ngành thiết kế đồ họa có thể thiếu nhân lực trầm trọng.

Đứng trước tình trạng này, nhiều trường đại học trong cả nước đào tạo ngành thiết kế đồ họa đã có những giải pháp nâng cao chất lượng cũng như số lượng đào tạo cho các sinh viên. Các chỉ tiêu tuyển sinh đã tăng cao nhưng nhiều năm trở lại đây vẫn chưa thấy có dấu hiệu thay đổi tích cực nào trong ngành. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quà trình tuyển dụng và vì thiếu nhiều nhân viên thiết kế đồ họa nên quy trình làm việc của họ gặp nhiều khó khăn và tiến độ không như mong đợi.

Nhiều doanh nghiệp đã có chính sách đào tạo lại các ứng viên có tiềm năng và tư duy sáng tạo. Họ cho biết bằng cấp không phải là vấn đề quan trọng, họ sẵn sàng bỏ chi phí để nâng cao trình độ và kinh nghiệm cho các nhà thiết kế đồ họa trẻ mới bắt đầu lập nghiệp.