Moat là gì? Hào kinh tế giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh ra sao?

Moat là gì? Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng thuật ngữ hào kinh tế trong việc phát triển lợi nhuận kinh doanh hiện nay được nhiều doanh nghiệp chú trọng hơn bao giờ hết. Qua đó chúng ta thấy được tầm quan trọng của moat hiện nay không hề nhỏ. Hay nói cách khác, moat được coi là yếu tố giúp doanh nghiệp tăng lợi thế kinh doanh và phát triển thế mạnh so với những đối thủ cạnh tranh.

Moat rất khó để sao chép hay bắt chước, vì vậy nó được nhiều công ty tận dụng để giúp họ giữ vững lợi thế cạnh tranh và bảo vệ tốt lợi nhuận thu được hằng năm. Vậy tính chất thực tế của Moat là gì? Ứng dụng moat vào công cuộc kinh doanh như thế nào để duy trì tính ổn định lâu dài của phần lớn doanh nghiệp? Những vấn đề trên sẽ được chúng tôi giúp bạn đưa ra những lời giải đáp chi tiết trong bài viết này.

Moat là gì?

Moat là thuật ngữ tiếng Anh mang tính chuyên ngành kinh tế. Moat còn được gọi là hào kinh tế, nó chính là đặc điểm tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp so với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường hiện nay.

Hào kinh tế trong tiếng Anh được gọi đầy đủ với tên Economic Moat. Khái niệm về hào kinh tế được tạo ra bởi Warren Buffett. Theo đó hào kinh tế sẽ góp phần tạo ra một lợi thế cạnh tranh riêng biệt và khiến đối thủ của bạn khó có thể bảo vệ được lợi nhuận tăng trưởng đều đặn. Thậm chí họ còn có nguy cơ bị đánh mất thị trường và mất vị trí cạnh tranh của mình, doanh nghiệp của bạn sẽ là đơn vị thay thế nhanh chóng.

Tính chất Moat là gì?

Moat hay còn được gọi là hào kinh tế có tính chất đặc biệt khiến những đối thủ cạnh tranh của bạn không thể bắt chước và tiến hành sao chép. Nó giống như một sự nhận diện thương hiệu được khách hàng ghi nhận trong tâm trí. Nó chính là rào cản hiệu quả để doanh nghiệp giữ vững lợi thế cạnh tranh trước những đối thủ tầm cỡ dù có bao nhiêu thời gian đi chăng nữa.

Moat hướng đến mục tiêu cạnh tranh cao, cho nên nó sẽ giúp doanh nghiệp chiếm thị phần cạnh tranh trên thị trường. Dần dần doanh nghiệp của bạn sẽ tạo được chỗ đứng, hay nói cách khác là lòng tin thương hiệu với người tiêu dùng. Bước vào vị trí chiếm lĩnh thị trường với các dòng sản phẩm chủ lực. Đối thủ của bạn sẽ luôn lo ngại vì sợ mất đi thị phần và lợi nhuận ngày càng sụt giảm.

Đây chính là lý do vì sao mỗi doanh nghiệp nên tự tạo cho mình một vị thế cạnh tranh nhất định. Dựa vào Moat bạn có thể thành lập hào kinh tế và sử dụng những chiến thuật kinh doanh đa dạng để giúp công ty cạnh tranh lâu dài.

Đặc điểm hào kinh tế là gì?

Hào kinh tế giúp doanh nghiệp tạo ra dòng tiền lớn và duy trì thành tích bền vững suốt nhiều năm luôn ở mức cao. Theo những chuyên gia kinh tế phân tích, hào kinh tế có thể chia ra làm 5 loại cơ bản như sau:

Lợi thế về mặt nhãn hiệu.

Lợi thế và bí quyết kinh doanh.

Lợi thế về việc phí sử dụng.

Lợi thế về phí chuyển đổi.

Lợi thế về giá cả thu vào.

Những nguồn giúp doanh nghiệp tạo nên hào kinh tế?

Tài sản vô hình

Đây là tài sản được bao gồm các bằng sáng tạo, thương hiệu hoặc các loại giấy phép. Đây là những loại giấy tờ được công ty bảo vệ quy trình sản xuất đưa ra và đặt giá cao. Bằng sáng chế sẽ góp phần giữ cho doanh nghiệp giữ được bí quyết riêng trong thời gian dài. Bằng sáng chế có được là do quá trình dày công nghiên cứu và tiến hành nhiều loại phương pháp thử nghiệm đánh giá. Cuối cùng cho ra thành phẩm tốt nhất, vượt trội nhất.

Quy mô hoạt động hiệu quả:

Điều kiện này xuất hiện khi một thị trường cụ thể nào đó được phục vụ tốt nhất bởi số lượng hạn chế của các công ty, doanh nghiệp. Những công ty, doanh nghiệp đó được xem là những đơn vị độc quyền. Ví dụ những công ty điện nước cung cấp điện nước cho những khu vực địa lí nhất định được xem là công ty có quy mô độc quyền. Không cần xây dựng thêm công ty hay hạ tầng khác trong khu vực vì nó sẽ rất tốn kém, lại hoạt động không hiệu quả.

Chi phí cho việc thực hiện chuyển đổi:

Nó khiến cho người tiêu dùng mất nhiều thời gian cũng như công sức và tiền bạc để có thể chuyển đổi sản phẩm hiệu quả nhất. Điều đó đồng nghĩa nếu như khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn họ khó lòng có thêm sự lựa chọn khác. Vì vậy đây là cơ hội doanh nghiệp tính giá cao hơn.

Hiệu ứng của mạng lưới:

Khi tạo được hiệu ứng mạng lưới, hào kinh tế sẽ càng tăng để giúp cho doanh nghiệp hoạt động tạo ra giá trị cao hơn. Vì ngày càng có nhiều người sử dụng như việc tận dụng thị trường trực tuyến hay sàn thương mại điện tử kết nối người bán và người mua nhanh chóng.

Chi phí hoạt động tiết kiệm:

Khi chi phí hoạt động tiết kiệm chi phí cạnh tranh sẽ không ngừng tăng lên và cạnh tranh thông qua việc hạ giá sản phẩm, dịch vụ. Điều này dẫn đến việc đối thủ khó lòng bắt chước và không bán được sản phẩm với mức giá như doanh nghiệp của bạn tung ra trên thị trường.

Như vậy thông qua những chi tiết mà chúng tôi phân tích trong bài viết này, cơ bản có thể giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa cạnh tranh mà Moat mang lại cho doanh nghiệp. Đồng thời cũng mang đến lời giải đáp thích hợp để bạn trả lời được câu hỏi Moat là gì? Mong rằng trong quá trình ứng dụng thực tế Moat sẽ mang lại cho bạn nhiều bài học kinh doanh hữu ích nhất.