Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

Phỏng vấn là việc đầu tiên phải hoàn thành nếu muốn có công việc ổn định. Do vậy, chúng ta cần vượt qua bằng cách ứng phó thông minh với mọi câu hỏi. Để làm được việc này bạn phải tìm hiểu cách trả lời.

Điểm yếu lớn nhất của bạn – Cách trả lời thuyết phục

Nếu những ai trải qua quá trình tìm việc thì sẽ đối mặt rất nhiều câu hỏi trong lúc phỏng vấn. Trong đó, đáng quan tâm nhất có lẽ là khi trình bày với nhà tuyển dụng về điểm yếu lớn nhất của bạn. Để ứng phó với câu hỏi này chúng ta cần khéo léo trình bày những điểm yếu sao cho nhà tuyển dụng thấy được ưu điểm của mình. Hãy tìm câu trả lời qua bài viết sau bạn nhé!

Ứng phó với câu hỏi “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?”

Bạn cần bình tĩnh và đưa ra câu trả lời thích hợp để nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là người có khả năng tự đánh giá và khắc phục các vấn đề. Do đó, nên lưu ý các điều sau:

– Thẳng thắn nêu các điểm yếu: Bạn đừng trả lời rằng mình không có điểm yếu vì mỗi cá nhân đều có ít nhất một vài khuyết điểm. Nhưng chúng ta nên trình bày khôn khéo, đừng nói quá nhiều về điểm yếu liên quan đến công việc.

– Lấp liếm những điểm yếu: Tùy vào vị trí ứng tuyển đòi hỏi các công việc khác nhau mà bạn nêu ra các điểm yếu của mình. Chẳng hạn công việc liên quan đến giao tiếp thì trước tiên bạn nên đưa ra điểm mạnh cho mình như nói chuyện dễ nghe, thích giao tiếp với khách hàng, nhanh nhẹn. Sau đó hãy nói một vài điểm hạn chế.

– Tự khắc phục điểm yếu: Bất kỳ điểm yếu nào cũng cần có kế hoạch khắc phục để nhà tuyển dụng biết những vấn đề bạn mắc phải sẽ không ảnh hưởng quá nhiều. Bên cạnh đó, là thái độ sẵn sàng sửa chữa những khuyết điểm để làm việc hiệu quả hơn.

Các câu trả lời gây ấn tượng

Nếu phỏng vấn ở vị trí nhân viên hành chính văn phòng bạn nên trình bày như sau: “ Em có kỹ năng sử dụng vi tính văn phòng và nhanh nhẹn trong việc sắp xếp công việc. Nhưng trước đây em ít kinh nghiệm làm việc trong môi trường công sở nên không thường xuyên tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp. Hi vọng vị trí ứng tuyển này sẽ tạo cơ hội cho em được học hỏi từ anh,chị.

Hoặc công việc bạn phỏng vấn là nhân viên sale thì chúng ta nên trả lời rằng: “Sale là công việc đòi hỏi giao tiếp tốt và khả năng ứng biến linh hoạt nên em đã rèn luyện rất nhiều qua các việc làm thêm trước đây. Nhưng về mặt chuyên môn và kỹ năng em còn hạn chế để đáp ứng ở vị trí cao hơn. Mong anh, chị tạo cơ hội để em học hỏi ạ”

Bên cạnh đó, bạn có thể nêu một vài điểm yếu nhỏ như: “Em lười trong việc đọc sách và đi du lịch bởi em không có nhiều thời gian. Việc này có những hạn chế vì khiến đầu óc hơi căng thẳng và tinh thần mệt mỏi. Nhưng em cũng đang khắc phục mỗi ngày để giữ thăng bằng giữa công việc và cuộc sống được hiệu quả hơn”

Các vấn đề cần lưu ý

Khi tham gia phỏng vấn để quyết định bạn có được nhận hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, phần lớn là cách bạn trả lời các câu hỏi đưa ra. Do đó, hãy lưu ý một số điều như sau:

– Thái độ chân thành, ham học hỏi: Bất kỳ trong mối quan hệ nào bạn cũng nên gây thiện cảm với người đối diện bằng thái độ chân thành khi giao tiếp. Dù nhà tuyển dụng đưa ra bất kỳ câu hỏi nào chúng ta cũng phải thành thật trả lời và nêu ra những hướng đi để họ hiểu rằng bạn làm việc luôn có mục tiêu và định hướng rõ ràng.

– Cử chỉ lời nói và ngôn ngữ: Cử chỉ giao tiếp khá quan trọng trong quá trình phỏng vấn bởi thông qua những cử chỉ nhà tuyển dụng cũng đoán biết tính cách của bạn. Thế nên, chúng ta hãy chú ý những hành động trong lúc trình bày, tốt nhất là hãy ngồi thẳng lưng trong tư thế thoải mái, ánh mắt nhìn về hướng nhà tuyển dụng trong lúc trò chuyện. Điều chỉnh giọng nói phù hợp và ngôn từ nhẹ nhàng, dễ nghe.

Bất kể điểm yếu lớn nhất của bạn là gì thì trong quá trình phỏng vấn bạn phải linh hoạt biến những điểm yếu thành ưu điểm. Hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng rằng chúng ta có thể khắc phục mọi khuyết điểm nếu điều đó gây ảnh hưởng đến công việc và bạn có thể tự tin đáp ứng vị trí ứng tuyển. Hơn thế nữa, là sẵn sàng học hỏi thêm những chuyên môn liên quan.