VIỆC LÀM NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

Thiết kế đồ họa là một trong những ngành đang thu hút sự quan tâm của các bạn sinh viên trẻ trong nhiều năm trở lại đây. Ngành thiết kế “nóng bỏng” là thế nhưng vấn đề đặt ra là sau khi tốt nghiệp, cơ hội tìm việc làm cho các sinh viên có dễ dàng và việc làm đó có thật sự có tiềm năng trong tương lai hay không?

Đào tạo thiết kế đồ họa

Ở các thành phố lớn của cả nước có rất nhiều trường đại học, , cao đẳng, học viện mỹ thuật, các trường nghề đào tạo về ngành thiết kế đồ họa. Ngoài ra còn có các trung tâm đào tạo ngắn hạn tại các địa phương giúp sinh viên có thể học song song với các chương trình học khác.

Các lớp đào tạo ngành thiết kế rất đa dạng và người học có thể chọn cho mình thời gian theo học, lớp học với mức phí phù hợp và các chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau. Sau khi hoàn thành các khóa học và các kỳ kiểm tra đánh giá, sinh viên sẽ được cấp chứng chỉ thiết kế đồ họa và có giá trị hành nghề trong cả nước.

Các bạn có thể tìm kiếm việc làm dễ dàng thông qua các trang tuyển dụng tiêu biểu

Tìm kiếm việc làm nhanh với CAREERLINK.VN

Việc làm công ty nước ngoài với LGEJOBS.VN

Không chỉ sinh viên hoặc các bạn trẻ mới có thể theo học các lớp đào tạo này. Dù bạn đã đi làm, đã lập gia đình hay ở độ tuổi trung niên vẫn có thể đăng ký theo học miễn bạn có đam mê và muốn thử sức trong lĩnh vực này.

Khi học ngành thiết kế đồ họa, dù là một tấm áp phích đơn giản, tấm poster nhỏ hay nhãn hiệu cũng cần sự sáng tạo và phải qua các khâu thiết kế. Số lượng sinh viên theo học các khóa thiết kế đồ họa đều tăng nhanh và các trường luôn thường xuyên tuyển dụng thêm giảng viên để quá trình đào tạo diễn ra suôn sẻ và chất lượng hơn.

Tuy nhiên, việc học lý thuyết và những gì trong thực tế là hoàn toàn khác nhau. Nhiều sinh viên nghĩ rằng khi tốt nghiệp các khóa học chuyên ngành thiết kế đồ họa thì sẽ có nhiều cơ hội việc làm và sẽ có mức lương đáng kể trong tương lai. Nhưng trên thực tế chỉ ra rằng phải tiếp xúc với ngành nghề bạn mới có thể hiểu hết về những khó khăn của nó, từ đó bạn phải nỗ lực nhiều hơn ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường.

Thực tế việc làm ngành thiết đồ họa

Những yếu tố giúp bạn trở thành nhà thiết kế đồ họa giỏi không chỉ nằm ở khả năng tư duy, sáng tạo mà còn là kỹ năng làm việc cũng như nền tảng kiến thức thật bao quát và vững chắc. Tuy nhiên, tùy theo năng lực và cách tiếp cận công việc khác nhau mà với mỗi người sẽ có cơ hội việc làm và cách tìm việc làm phù hợp khác nhau.

Các doanh nghiệp cũng chia sẻ về quá trình tuyển dụng, đa phần họ ít chú trọng về vấn đề bằng cấp mà chỉ quan tâm về chất lượng việc làm của các ứng viên. Các sản phẩm phải truyền tải ý tưởng của khách hàng và mang theo ý nghĩa phù hợp với thị trường và văn hóa người Việt. Có thể nói, việc đẩy mạnh trải nghiệm thực tế trong quà trình giảng dạy sẽ giúp các sinh viên có thêm tự tin để đối mặt với các nhà tuyển dụng hơn.

Mặt khác, nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển những ứng viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm để làm những việc trợ lý hoặc phụ giúp các chuyên viên thiết kế đồ họa chính thức. Việc tuyển dụng các nhà thiết kế củng gắt gao và đòi hỏi nhiều tiêu chí hơn. Vì vậy, nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc làm.

Nhiều ứng viên cảm thấy gò bó trong môi trường làm việc của mình. Công việc của họ với bản chất là sáng tạo không giới hạn và họ luôn muốn làm việc với những đam mê của mình. Thế nhưng những yêu cầu khách hàng và các quy định ràng buộc khiến họ không phát huy hết khả năng sáng tạo cũng như tư duy. Một số ứng viên cảm thấy không phù hợp nên đã tạm dừng chân với các công ty để rẽ sang một ngành nghề khác cũng không phải là trường hợp hiếm thấy.

Đa số các bạn sinh về trẻ luôn cảm thấy ngành thiết kế đồ họa đang phát triển và sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho bản thân. Tuy nhiên, các bạn phải nhìn thấu đáo mọi khía cạnh của vấn đề, khi nhu cầu thị trường việc làm càng lớn đồng nghĩa với việc tuyển dụng nhân sự sẽ gay gắt và khốc liệt hơn. Những ứng viên năng lực và kỹ năng yếu sẽ không đủ sức cạnh tranh với những người khác, nhất là khi các tiêu chí tuyển dụng ngày càng gắt gao. Theo đuổi một ngành học nào đó không chỉ dựa vào xu thế thị trường mà còn phải dựa vào năng lực bản thân, những lợi thế và tiềm năng của công việc đó trong tương lai.